Việc tuyển dụng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao là yếu tố tiên quyết của doanh nghiệp (DN) hiện nay. Không chỉ đảm bảo chất lượng đầu vào, DN cũng cần xây dựng các quy trình đào tạo nhân viên kinh doanh cho riêng mình để đảm bảo nguồn lực mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt là ở các vị trí nhân viên kinh doanh, nhà tuyển dụng càng xem trọng hơn. Bởi đây là nguồn lực quan trọng, là nhân tố mang đến lợi nhuận, doanh số và sức cạnh tranh cho DN.
1. Kiến thức về sản phẩm
Xem thêm: Một số quy trình đào tạo nhân viên tại doanh nghiệp
Để trở thành 1 người bán hàng thì trước tiên nhân viên kinh doanh phải hiểu rõ sản phẩm mình cần bán là gì. Các dịch vụ liên quan, công dụng, lợi ích và đối tượng khách hàng như thế nào. Điều này sẽ giúp họ tự tin, tư vấn đạt hiệu quả hơn trong quá trình tiếp xúc khách hàng.
Ngoài ra, nhân viên kinh doanh cũng nên bổ sung thêm một số kiến thức liên quan về sản phẩm tương tự đang có trên thị trường. Đưa ra những đánh giá so sánh về lợi thế của sản phẩm mình đang bán so với các sản phẩm khác.
2. Văn hóa làm việc
Đây cũng là một nội dung không kém phần quan trọng. Văn hóa làm việc không chỉ giúp nhân viên trở chuyên nghiệp hơn. Nó còn giúp các nhân viên dễ dàng kết nối lại với nhau, hỗ trợ nhau hiệu quả hơn.
3. Kỹ năng bán hàng
Đây là nội dung bắt buộc nhân viên kinh doanh cần phải trang bị và rèn luyện. Sau đây là một số kỹ năng cần phải có:
- Kỹ năng giao tiếp: đây là kỹ năng quan trọng nhất. Nhân viên kinh doanh cần dùng kỹ năng này để gây ấn tượng với khách hàng.
- Kỹ năng đàm phán: việc thuyết phục để khách hàng quyết định mua sản phẩm không phải là một chuyện dễ dàng gì. Do đó, nhân viên kinh doanh cần phải rèn luyện và trao dồi các kỹ năng, nghệ thuật đàm phán một cách tốt nhất. Để khách hàng tin tưởng và dễ đưa ra các quyết định mà mình mong muốn.
- Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng: việc nắm bắt được tâm lý sẽ giúp nhân viên kinh doanh dễ dàng tiếp cận đến khách hàng hơn.
- Kỹ năng xử lý tình huống: trong thực tế cuộc sống có khá nhiều vấn đề, tình huống xảy ra mà chúng ta không thể biết trước. Hãy dự phòng cho mình các phương án phù hợp để giải quyết vấn đề bất chợt xảy ra.
Xem thêm: 07 bước giúp nhân viên mới hội nhập
4. Sử dụng các công cụ bán hàng
Xem thêm: Quy trình hội nhập – checklist công việc dành cho nhân viên mới
Đây cũng là bước quan trọng trong quy trình đào tạo nhân viên kinh doanh để mang lại đội ngũ nhân lực chất lượng. Tùy theo DN sẽ có các công cụ hỗ trợ bán hàng, quản lý sản phẩm, doanh thu khác nhau. Các công cụ này sẽ hỗ trợ nhân viên kinh doanh nhiều trong các hoạt động bán hàng. Do đó cấp quản lý cần đảm bảo rằng nhân viên của mình đều nắm rõ và biết cách sử dụng để có được hiệu quả làm việc cao nhất.
5. Chia sẻ kinh nghiệm trong công việc
Những kinh nghiệm từ người đi trước luôn là những kiến thức quý giá mà nhân viên mới có thể học hỏi. Việc chia sẻ kinh nghiệm không chỉ giúp nhân viên học hỏi lẫn nhau mà còn giúp tăng sự gắn kết trong DN.
Đào tạo nguồn lực hiện nay là việc mà các DN quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Một đội ngũ nhân lực chất lượng sẽ mang lại những giá trị cao cho DN, nâng vị thế cạnh tranh trên thị trường. Quy trình đào tạo nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp là chìa khóa cho sự thành công đó. Theo dõi SureHCS để tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích cùng chủ đề.
Bài viết tham khảo:
- Elearning – công cụ đào tạo nội bộ đắc lực cho doanh nghiệp
- Tìm hiểu về các loại hình đào tạo là gì?
- 04 mẫu kế hoạch đào tạo nhân sự cho doanh nghiệp
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp
- 10 phương pháp đào tạo nhân viên hiệu quả nhất
- Mẫu khảo sát nhân viên mới
- Nội dung quy trình hội nhập nhân viên mới THÀNH CÔNG