Một khi đề cập đến các công cụ đánh giá hiệu suất công việc cho doanh nghiệp, bạn thường nghe đến OKR và KPI. Đây đều là 2 biến thể của phương thức quản trị hiện đại theo mục tiêu MBO. Đều dùng để đánh giá quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên giữa chúng có những khác biệt lớn. Vậy những khác biệt đó là gì, cùng SureHCS tham khảo nội dung bên dưới để nắm rõ hơn về sự khác biệt giữa OKR và KPI nhé.
1.Tìm hiểu khái niệm về OKR và KPI
a. OKR là gì?
OKR (Objective & Key Result): có nghĩa là mục tiêu và kết quả then chốt. Hay nói một cách khác để bạn dễ hình dùng là phương pháp quản trị dựa trên một mục tiêu cụ thể. Từ mục tiêu cụ thể đó bạn biết mình cần phải làm gì và kết quả then chốt sau cùng bạn có đạt được mục tiêu đó hay không.
b. KPI là gì?
KPI (Key Performance Indicator) Chỉ số đo lường hiệu suất. Tập hợp các tiêu chí đánh giá đo lường hiệu suất làm việc của một tổ chức, một cá nhân thực hiện mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian cụ thể. KPI không đánh giá hiệu quả công việc mà còn là công cụ so sánh thành tích giữa các tổ chức, phòng ban, cá nhân với nhau.
2. Sự khác nhau giữa OKR và KPI
a. Mục đích sử dụng
Xem thêm: giải pháp quản trị nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
KPI: Thường được áp dụng vào các tổ chức có sự vận hành ổn định, để tập trung kiểm soát đo lường hiệu quả, xác định trạng thái và mức độ hoàn thành công việc của nhân viên. Đánh giá một cách công bằng, minh bạch giữa sự cảm tính và số liệu để chứng minh kết quả.
OKR: lại có phần mạnh mẽ và tham vọng hơn. Giúp từng cá nhân, nhóm và cả tổ chức đặt ra những mục tiêu tham vọng. Và xác định đâu là cơ sở và kết quả cần đạt được cho mục tiêu đó. Mục đích để truyền cảm hứng và thúc đẩy các nhân viên trở nên tham vọng hơn, và đạt được các mục tiêu vượt khỏi giới hạn vốn có.
b. Tính dài hạn và ngắn hạn
Xem thêm: Bộ 12 tài liệu đánh giá năng lực nhân viên
KPI: mang tính hệ thống và dài hạn. Là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý đối với những bộ phận có mục tiêu, công việc lặp đi, lặp lại liên tục theo chu kỳ cố định, đo lường được theo kết quả chính xác.
OKR: những mục tiêu ngắn hạn, khó đo lường chính xác, sử dụng một vài lần, ít lặp lại và thường được áp dụng cho những start up công nghệ non trẻ, cho các doanh nghiệp có mục tiêu tham vọng.
c. Trọng tâm của mỗi phương thức
Xem thêm: Phân biệt KRI & KPI trong quản trị doanh nghiệp
KPI: trọng tâm nằm ở chữ I (Indicator) hướng đến kết quả then chốt đã đề ra, góp phần đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả hơn.
OKR: trọng tâm nằm ở mục tiêu chữ O (Objective), trước khi thực hiện cần xác định rõ ràng, cụ thể mục tiêu sẽ thực hiện và kết quả then chốt thực hiện mục tiêu đó.
Tuy mỗi phương pháp sẽ có những hoạt động và những mục đích khác nhau. Song OKR và KPI đều là phương pháp theo mô hình quản trị theo mục tiêu. Vì vậy tùy theo nhu cầu mà các nhà quản lý cần lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp. Hoặc kết hợp chúng với nhau nhằm thúc đấy doanh nghiệp ngày càng tăng trưởng bền vững.
Bài viết tham khảo