Người nhảy việc nên điều chỉnh CV như thế nào?
Trước đây, một người có thể làm việc cho một công ty suốt cả đời. Những người may mắn sẽ nghỉ hưu sau 30 năm làm việc liên tục với món quà và lương hưu. Thế nhưng thời thế đã thay đổi rất nhiều. Ngày nay mọi người rất hay nhảy việc. Một câu hỏi phổ biến được đặt ra là người nhảy việc nên điều chỉnh CV như thế nào?
Khi nhảy việc không phải là điều gì lạ lẫm và được nhiều người ủng hộ thì cũng không có nghĩa là tất cả các nhà tuyển dụng đều chấp nhận được. Thử tưởng tượng CV của bạn bao gồm rất nhiều công việc nhưng đều chỉ làm trong thời gian ngắn, nhà tuyển dụng có thể nghi ngờ về bạn, cảm thấy bạn không đáng tin. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng thường không muốn thuê những người hay nhảy việc. Vì vậy, nếu bạn nhảy việc từ công ty này sang công ty khác thì hãy tham khảo một số cách điều chỉnh CV xin việc để tránh bị loại ngay từ đầu.
- Tại sao các công ty muốn tránh tuyển dụng ứng viên hay nhảy việc?
Thuê một người hay nhảy việc là điều mà các công ty đều muốn tránh vì chi phí tuyển dụng không hề rẻ. Từ việc đăng tin tuyển dụng đến sàng lọc hồ sơ, lên lịch phỏng vấn đến định hướng, đào tạo ban đầu đều tốn thời gian và nhân lực, tiền bạc của công ty. Không nhà tuyển dụng nào muốn bỏ ra ngần ấy nỗ lực để đối lấy 1 nhân viên chỉ làm trong vài tháng hoặc một năm.
Nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm một ứng viên có kỹ năng và nền tảng cần thiết để đảm nhiệm công việc trong một thời gian đáng kể. Điều này có ý nghĩa với sự phát triển chung của công ty cũng như giảm thiểu những vấn đề do tuyển dụng sai lầm mang lại.
- Cách điều chỉnh CV cho người nhảy việc
CV là cơ hội tốt nhất của bạn để kể một câu chuyện về sự nghiệp của bản thân và thuyết phục nhà tuyển dụng trao cho bạn cơ hội phỏng vấn. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đang kể một câu chuyện hay, một câu chuyện khiến bạn giống như một ứng viên trung thành, đáng tin cậy. Dưới đây là một số ý tưởng điều chỉnh CV cho người hay nhảy việc:
+ Có một tuyên bố tóm tắt CV mạnh mẽ: Ở đầu trang, tóm tắt CV hoặc mục tiêu công việc của bạn là một cách tuyệt vời để kể câu chuyện của bạn. Bạn có thể nói những điều như “X năm kinh nghiệm làm nhân viên marketing” hoặc “tìm kiếm một vị trí dài hạn nơi tôi có thể phát triển trong lĩnh vực kinh doanh” để nhấn mạnh thời gian trải nghiệm của bạn và mong muốn ở lại một vị trí trong thời gian dài.
+ Đừng bao gồm tất cả thông tin: Nếu bạn làm việc trong vòng 2 năm ở một vị trí, sau đó nhảy việc làm được 2 tháng rồi lại đi làm ở chỗ khác được 1 năm thì hãy chỉ nên liệt kê trải nghiệm làm 2 năm và 1 năm, bỏ qua khoảng thời gian ngắn ở giữa. Bằng cách đó, bạn sẽ không phải thảo luận về vấn đề này trong các cuộc phỏng vấn hoặc nhà tuyển dụng cũng không cảm thấy CV của bạn có vấn đề quá lớn. Ngoài ra, bạn cũng nên loại bỏ những kinh nghiệm không liên quan tới vị trí bạn đang ứng tuyển.
+ Tìm kiếm cơ hội kết hợp các công việc lại với nhau: Nếu bạn làm cùng một công việc nhưng liên tục chuyển qua lại giữa các công ty khác nhau, hãy thử nhóm các vị trí này lại với nhau. Chiến lược này cực kỳ hữu ích cho những người làm việc tự do hoặc những người làm việc trong các lĩnh vực chạy theo xu hướng.
+ Làm rõ khi nhảy việc không tự nguyện: Người sử dụng lao động có thể đánh giá tiêu cực với những người hay nhảy việc: Không kiên nhẫn, khó thích nghi, nhanh chóng tìm việc làm mới vì thấy mức lương cao hơn, v.v. Nếu bạn không rơi vào các trường hợp đó, hãy viết rõ ràng trong CV (do bị sa thải, tái cấu trúc, công ty phá sản, v.v.).
+ Trình bày rõ ràng về những đóng góp trong công việc: Một trong những mối quan tâm chính của nhà tuyển dụng là ứng viên có thực sự đóng góp được gì cho công ty hay không. Những người hay nhảy việc có thể bị nhìn nhận là chuyển đi khi chưa làm được gì nhiều. CV của bạn phải tập trung vào phần thành tích để cho thấy bạn là người có năng lực và có đóng góp thực tế.
+ Thử định dạng CV chức năng: Có lẽ định dạng CV được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là theo thời gian nhưng đó không phải là lựa chọn duy nhất. Là một người hay nhảy việc, bạn nên cân nhắc tạo một CV chức năng, trong đó nhấn mạnh các kỹ năng và thành tích của bạn. Điều này sẽ thu hút nhà tuyển dụng, để họ tập trung hơn vào những gì bạn có hơn là từng mốc thời gian bạn trải qua.
Nếu bạn vẫn bối rối chưa biết cách tạo CV hay điều chỉnh CV như thế nào thì có thể truy cập vào website tuyển dụng GoodCV để được hướng dẫn chi tiết nhất. Tại đây có đa dạng các mẫu CV sẵn có phù hợp với mọi ngành nghề, bạn hãy tham khảo và lựa chọn cho mình bản CV ấn tượng để gửi tới nhà tuyển dụng nhé.
Theo nguồn goodcv
Bài viết liên quan: