Mẫu phụ lục hợp đồng lao động năm 2021 và một số lưu ý
Phụ lục hợp đồng lao động (HĐLĐ) được các bên lập ra nhằm mục đích sửa đổi, bổ sung hoặc quy định chi tiết một số nội dung của hợp đồng lao động. Dưới đây là mẫu hợp phụ lục hợp đồng lao động theo quy định mới nhất.
Ví dụ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2021
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Số: 234/PLHĐLĐ-ABC
Hôm nay, tại Công ty Cổ phần ABC, số 1 đường X, quận Y, thành phố Z.
Chúng tôi gồm có:
BÊN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (BÊN A):
Công ty: Công ty Cổ phần ABC
Địa chỉ: Số 1 đường X, quận Y, thành phố Z
Điện thoại: 024.1234.1xx Fax: 024.1234.1xx
Mã số thuế: 0123456789
Số tài khoản: 00009876543 tại Ngân hàng thương mại cổ phần D
Đại diện bởi Ông (bà): Nguyễn Văn A Chức vụ: Giám đốc
Quốc tịch: Việt Nam
Ngày sinh: 15/3/1970
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: 0012708653xx
Cấp ngày: 23/6/2019 Nơi cấp: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
BÊN NGƯỜI LAO ĐỘNG (BÊN B):
Ông (bà): Trần Thị B Quốc tịch: Việt Nam
Ngày sinh: 28/6/1995 Giới tính: Nữ
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: 0011950058xx
Cấp ngày: 14/9/2018 Nơi cấp: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Địa chỉ thường trú: Số nhà 12, đường D, xã E, huyện G, thành phố Z
Căn cứ Hợp đồng lao động số 08/HĐLĐ-ABC ngày 12 tháng 01 năm 2020 và nhu cầu sử dụng lao động, hai bên cùng nhau thỏa thuận thay đổi một số nội dung của hợp đồng mà hai bên đã ký kết như sau:
1. Nội dung thay đổi:
Điều chỉnh, bổ sung Khoản 1 Điều 4 của hợp đồng lao động số 08/HĐLĐ-ABC như sau:
– Tăng mức lương chính thức: Mức lương mới: 8.000.000 đồng/tháng.
– Bổ sung thêm phụ cấp đi lại và điện thoại: 500.000 đồng/tháng.
2. Thời gian thực hiện:
Những nội dung thay đổi nêu trên được áp dụng kể từ ngày 01/5/2021.
Phụ lục này là bộ phận không tách rời của Hợp đồng lao động số 08/HĐLĐ-ABC ngày 12 tháng 01 năm 2020, được làm thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp lao động./.
ĐẠI DIỆN BÊN A A Nguyễn Văn A |
ĐẠI DIỆN BÊN B B Trần Thị B |
Dowload Mẫu phụ lục hợp đồng lao động mới nhất
*** Một số lưu ý khi ký phụ lục hợp đồng lao động
Căn cứ Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2019, phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. Phụ lục hợp đồng lao động được các bên ký kết nhằm mục đích để sửa đổi, bổ sung hoặc được dùng để quy định chi tiết một số nội dung trong hợp đồng lao động.
Khi tiến hành ký phụ lục hợp đồng lao động, các bên cần lưu ý một số nội dung sau:
* Về nội dung của phụ lục hợp đồng lao động:
– Phụ lục không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trước đây, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP cho phép các bên tiến hành ký phụ lục hợp đồng để sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động nhưng không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết nhưng từ năm 2021, các bên chỉ được thực hiện hợp đồng theo thời hạn đã thỏa thuận ban đầu chứ không được sửa đổi thời hạn bằng phụ lục.
– Phụ lục quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động phải đảm bảo không dẫn đến cách hiểu khác với nội dung trong hợp đồng đó.
Nếu gây nhầm lẫn hoặc tạo ra cách hiểu khác thì thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động được giao kết lúc đầu.
– Phụ lục sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
* Về thời gian báo trước khi ký phụ lục:
– Phụ lục quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động: Không quy định thời gian báo trước.
– Phụ lục sửa đổi, bổ sung một số nội dung của hợp đồng lao động: Bên yêu cầu sửa đổi phải báo trước 03 ngày về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho bên còn lại biết để thống nhất thỏa thuận (Điều 33 Bộ luật Lao động 2019).
* Số lượng phụ lục hợp đồng lao động:
Pháp luật lao động hiện hành không giới hạn số lượng phụ lục hợp đồng lao động được ký giữa các bên.
Theo nguồn Luật Việt Nam
Bài Viết tham khảo:
- Ghi thử việc trong HĐLĐ, người lao động có thêm nhiều quyền lợi
- Hợp đồng lao động và những quy định mới năm 2021
- Hợp đồng lao động và những việc khi chấm dứt hợp đồng
- Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn được hưởng trợ cấp gì?
- Cách tính trợ cấp thôi việc từ 2021 theo Nghị định 145
- Những khoản tiền được nhận chấm dứt hợp đồng lao động 2021