Lạc Việt sureHCS

Lạc Việt sureHCS

Lạc Việt sureHCS

Lạc Việt sureHCS

Created with Fabric.js 3.6.3
Tư vấn phần mềm quản trị nguồn nhân lực toàn diện

Lạc Việt sureHCS là “cánh tay phải đắc lực” của hơn 1000 doanh nghiệp tại Việt Nam từ năm 1995.

Hotline: 0901 55 50 63

Mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 2023

Biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

Nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong từng doanh nghiệp, việc đối thoại là điều cần thiết. Dưới đây là mẫu biên bản đối thoại định kì tại nơi làm việc mới nhất theo quy định tại Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019.

1. Đối thoại tại nơi làm việc là gì? Được tổ chức khi nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 63 BLLĐ năm 2019, đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) với người lao động (NLĐ) hoặc tổ chức đại diện NLĐ về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

Cũng theo khoản 2 Điều này, đối thoại tại nơi làm việc được tổ chức trong các trường hợp sau:

  • Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
  • Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
  • Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của BLLĐ năm 2019;

Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng khuyến khích NSDLĐ và NLĐ hoặc tổ chức đại diện NLĐ tiến hành đối thoại về các nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của các bên ngoài những trường hợp nêu trên.

2. Đối thoại tại nơi làm việc bao gồm những nội dung gì?

Điều 64 BLLĐ năm 2019 đã quy định cụ thể các nội dung đối thoại tại nơi làm việc gồm:

  • Tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ;
  • Việc thực hiện hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; nội quy lao động; quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
  • Điều kiện làm việc (nội dung bắt buộc);
  • Yêu cầu của NLĐ, tổ chức đại diện NLĐ đối với NSDLĐ;
  • Yêu cầu của NSDLĐ đối với NLĐ, tổ chức đại diện NLĐ;
  • Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm;

Biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

>>> TẢI MẪU

3.Thành phần tham gia đối thoại định kì tại nơi làm việc

Căn cứ Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thành phần tham gia đối thoại định kì được quy định như sau:

Phía người sử dụng lao động:

  • Do NSDLĐ định nhưng đảm bảo ít nhất 03 người
  • Trong đó có người đại diện theo pháp luật của NSDLĐ và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

Phía người lao động:

Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình và đảm bảm ít nhất:

  • 03 người: Doanh nghiệp sử dụng dưới 50 NLĐ;
  • 04 – 08 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 50 – dưới 150 NLĐ;
  • 09 – 13 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 150 – dưới 300 NLĐ;
  • 14 – 18 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 300 – dưới 500 NLĐ;
  • 19 – 23 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 500 – dưới 1.000 NLĐ;
  • Ít nhất 24 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 1.000 NLĐ trở lên.

Danh sách các thành viên tham gia đối thoại được thực hiện định kì ít nhất 02 năm/lần và công bố công khai tại nơi làm việc.

Ngoài ra, hai bên có thể thống mất mời tất cả NLĐ hoặc một số NLĐ liên quan cùng tham gia đối thoại, bảo đảm có sự tham gia của đại diện lao động nữ khi đối thoại về các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ.

4. Quy trình tổ chức đối thoại định kì tại nơi làm việc

Căn cứ Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, việc đối thoại định kì được thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị đối thoại

  • Tổ chức lấy ý kiến của NLĐ về những nội dung cần đưa ra đối thoại và quyết định lựa chọn hình thức đối thoại, thông qua: Phát phiếu hỏi, nghe phản ánh của đoàn viên, NLĐ, họp công đoàn tổ, bộ phận để tập hợp ý kiến…
  • Quyết định lựa chọn nội dung đối thoại thông qua việc bàn bạc, lựa chọn, biểu quyết. Đồng thời sắp xếp nội dung đối thoại theo thứ tự ưu tiên, phù hợp với từng cuộc, hình thức đối thoại, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tham gia đối thoại như: chuẩn bị ý kiến, lập luận, tài liệu liên quan…

Các bên thống nhất về thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức đối thoại định kỳ phù hợp với điều kiện thực tế và theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Bước 2: Gửi nội dung đối thoại cho các bên tham gia

Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tổ chức đối thoại định kỳ; các bên có trách nhiệm gửi nội dung đối thoại cho bên còn lại tham gia đối thoại.

Bước 3: Tiến hành đối thoại định kì tại nơi làm việc

Việc đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi có sự tham gia của:

  • Bên người sử dụng lao động: Có người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền;
  • Bên người lao động: Có trên 70% tổng số thành viên đại diện.

Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của NSDLĐ hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện NLĐ (nếu có) và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (nếu có).

Bước 4: Thông báo công khai kết quả đối thoại

Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại:

  • NSDLĐ phải công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại;
  • Tổ chức đại diện NLĐ, nhóm đại diện đối thoại của NLĐ phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến NLĐ.

(Theo nguồn Luật Việt Nam)

>>> Xem thêm: Thời hạn lưu trữ hồ sơ trong doanh nghiệp theo Thông tư số 10/2022/TT-BNV

Bài viết tham khảo:

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn