Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm làm việc, việc liệt kê các công việc làm thêm, công việc tạm thời vào trong CV có thể là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, một ứng viên tìm việc phải làm sao để liệt kê công việc tạm thời vào CV mà không khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp?
Có nên đưa công việc tạm thời vào CV?
Bạn có bao giờ tự hỏi liệu có nên nhắc tới các công việc tạm thời khi tạo CV? Đặc biệt là khi bạn có ít kinh nghiệm hoặc đã một thời gian dài không có việc làm toàn thời gian/việc làm chính thức. Trong trường hợp đó, bạn sẽ không muốn để một khoảng trống công việc quá dài trong CV.
Trên thực tế, việc đưa kinh nghiệm làm thêm, các công việc tạm thời vào CV là có thể chấp nhận được. Dĩ nhiên bạn sẽ cần lựa chọn công việc liên quan tới vị trí ứng tuyển và trình bày về những gì bạn đã tích lũy, học hỏi được trong toàn bộ quá trình làm nhân viên tạm thời.
Cách đưa công việc tạm thời vào CV xin việc
Để đưa công việc tạm thời vào CV, bạn hãy thực hiện các bước sau:
1. Xác định xem nên để riêng các công việc tạm thời hay nhóm chúng lại với nhau
Công việc tạm thời thường liên quan đến hợp đồng ngắn hạn có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Khi việc làm có thời hạn rất ngắn, bạn nên tập hợp lại thành một nhóm bao gồm các công việc tạm thời. Hành động này sẽ giúp CV không bị lộn xộn. Mặt khác, nếu bạn có công việc tạm thời liên quan trực tiếp tới vị trí ứng tuyển và ổn định từ hơn 1 tháng trở lên, hãy để riêng công việc đó thành một kinh nghiệm làm việc độc lập. Điều này khiến trải nghiệm của bạn có vẻ đáng tin cậy hơn.
2.Xác định ngày làm việc
Một lưu ý khác khi liệt kê thời gian làm công việc tạm thời là bạn cần khéo léo tính tổng thời gian làm việc tạm thời. Chẳng hạn bạn có 3 công việc tạm thời thực hiện lẻ tẻ từ trong giai đoạn từ ngày mùng 1 đến mùng 5, sau đó là mùng 10 đến 20 và 22 đến 26, bạn có thể để ngày làm việc là mùng 1 đến 26. Ít nhất, CV của bạn sẽ rõ ràng, mạch lạc và cho thấy bạn làm liên tục trong thời gian đó.
Thông thường, khi liệt kê công việc tạm thời và mốc thời gian, cách tốt nhất là chỉ nhắc đến các công việc diễn ra trong thời gian dài một vài tháng. Những trải nghiệm vài ngày có thể sẽ không được đánh giá cao.
3.Cụ thể hoá công việc tạm thời trong CV
Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên liệt kê công việc tạm thời của mình kèm thêm tên doanh nghiệp, tổ chức mà bạn hợp tác cùng. Chẳng hạn như thay vì chỉ ra rằng mình làm Nhân viên bán hàng tạm thời, hãy viết rõ rằng Nhân viên bán hàng tạm thời tại chuỗi thương hiệu chuyên về sản phẩm thể thao [tên thương hiệu].
Từ quan điểm của nhà tuyển dụng, thông tin như vậy trong CV có thể giúp bạn khẳng định vị thế của bản thân trong một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể với doanh nghiệp. Đây cũng là một cách tiếp cận có thể chấp nhận được khi công ty tạm thời bạn làm việc cùng không quá nổi tiếng.
4.CV cần nêu bật những thành tích
Bất kể thời gian bạn làm việc tạm thời là bao lâu, hãy làm nổi bật những thành công và thành tích của bạn. Ngay cả công việc tạm thời cũng có thể cung cấp những kinh nghiệm và kỹ năng có giá trị phục vụ cho công việc tiếp theo. Trong ngày và tuổi ngày nay, công việc tạm thời đã trở thành một con đường phổ biến trong khi tìm việc làm lâu dài. Bạn hãy cố gắng để đưa trải nghiệm trong thời gian ngắn của mình thành những thông tin có giá trị, thu hút nhà tuyển dụng.
Không có gì xấu khi liệt kê công việc tạm thời vào CV xin việc, nhất là khi bạn mới ra trường hoặc đã nghỉ việc một thời gian, không muốn có những khoảng trống công việc CV. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải biết cách để tận dụng những trải nghiệm này, giúp nhà tuyển dụng đánh giá đúng tiềm năng của bạn. Một bản CV ấn tượng với những kinh nghiệm làm tạm thời hữu ích vẫn sẽ được xem trọng và mang lại cho bạn cơ hội tham dự phỏng vấn trực tiếp.
Ngoài cập nhật các mẫu CV mới nhất thì website tuyển dụng GoodCV.vn đang đăng tuyển nhiều vị trí việc làm với thu nhập tốt, cùng truy cập để tìm hiểu thêm nhé.
SureHCS hi vọng sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích thông qua bài viết này. Mong có thể cung cấp thêm nhiều kiến thức đến các bạn.
Theo GoodCV
Bài viết liên quan: