Lạc Việt sureHCS

Lạc Việt sureHCS

Lạc Việt sureHCS

Lạc Việt sureHCS

Created with Fabric.js 3.6.3
Tư vấn phần mềm quản trị nguồn nhân lực toàn diện

Lạc Việt sureHCS là “cánh tay phải đắc lực” của hơn 1000 doanh nghiệp tại Việt Nam từ năm 1995.

Hotline: 0901 55 50 63

Kỹ năng thuyết trình (P. Cuối)- Khi thuyết trình cần lưu ý điều gì

Khi thuyết trình cần lưu ý điều gì

Những bí quyết dưới đây đều là những đúc kết kinh nghiệm từ các chuyên gia thuyết trình trên thế giới. Chắc hẳn chúng sẽ giúp bạn cải thiện và nâng cao kỹ năng thuyết trình, khiến buổi thuyết trình trở nên lôi cuốn và hiệu quả hơn.

Không gì có thể thay thế được việc luyên tập. Thực tế, phần lớn những người thuyết trình giỏi không phải do tài năng sẵn có, mà chính là nhờ vào sự tích cực học hỏi, rèn luyện không ngừng của bản thân.

Hãy khoan nói đến việc trở thành một diễn giả tài năng xuất chúng. Chỉ cần muốn thành thạo kỹ năng thuyết trình để phục vụ tốt cho công việc. Chúng ta cũng vẫn cần phải tích cực học hỏi, rèn luyện không ngừng rồi.

Bạn thấy đấy! Công việc cầm bút vốn diễn ra trong lặng lẽ, âm thầm, chỉ có mình với mình của các nhà văn mà còn đòi hỏi nhiều sự cố gắng. Huống hồ công việc thuyết trình trước bao nhiêu thính giả. Rất nhiều người đang nghe, quan sát bạn và đánh giá bạn. Tôi nghĩ rằng bạn đang chịu tương đối nhiều áp lực đấy. Nhưng hãy tin rằng công sức bạn bỏ ra sẽ không hề uổng phí.

1. Tạo mối liên kết với người nghe và cho họ thấy nhiệt huyết của bạn

Những người thuyết trình giỏi nhất cho rằng yếu tố quan trọng để có một buổi thuyết trình hiệu quả chính là mối liên kết giữa bạn và người nghe. Cách để tạo được “sợi dây” đó là hãy cho họ thấy niềm đam mê và nhiệt huyết của bạn.

Bên cạnh đó, hãy mỉm cười và dùng ánh mắt để kết nối với khán giả của bạn. Khi mỉm cười và nhìn vào mắt ai đó, bạn sẽ thu hút sự tập trung của họ vào bạn và điều bạn đang nói. Hành động này cũng khiến bạn giảm đi sự lo lắng vì nó tạo cảm giác như bạn đang thuyết trình cho một người, chứ không phải cả một đám đông lớn.

2. Tập trung vào điều khán giả cần biết

Khi chuẩn bị bài thuyết trình, bạn hãy nghĩ đến điều khán giả cần biết hoặc muốn biết, chứ không phải điều bạn có thể trình bày.

Khi thuyết trình, bạn cũng cần duy trì tập trung và hồi đáp những phản ứng của khán giả. Một người thuyết trình thành công luôn cố trình bày sao cho dễ hiểu nhất.

3. Nguyên tắc đơn giản: Hãy tập trung vào thông điệp cốt lỗi

Khi lên kế hoạch thuyết trình, hãy đặt cho mình câu hỏi:

“Điều cốt lõi để mọi người nhớ đến trong bài thuyết trình này là những gì?”.

Đối với thông điệp “chìa khóa” này, bạn hãy trình bày nó thật đơn giản và súc tích nhất có thể.

Một số chuyên gia khuyên bạn không nên dùng quá 15 từ để diễn giải các “keywords” quan trọng. Nếu những gì bạn định nói không liên quan đến các thông điệp chính, hãy lược bỏ chúng đi.

4. Biết cách sử dụng powperpoint, hình ảnh

Bài thuyết trình sẽ hấp dẫn hơn nếu bạn biết cách kết hợp powerpoint, video, hình ảnh hợp lý.  Powerpoint không nên để quá nhiều chữ mà chỉ nên để những ý chính, trọng tâm và trình bày bằng font chữ dễ nhìn. Hiệu ứng slide nên sử dụng hiệu ứng đơn giản, tránh hiệu ứng gây rối mắt người xem. Với hình ảnh hay video cần có sự liên quan đến nội dung mà chúng ta trình bày, nếu được sử dụng đúng cách sẽ tạo sự chú ý người nghe nhiều hơn.

5. Luôn ghi nhớ công thức 10-20-30 khi chuẩn bị tài liệu thuyết trình

Đây là một mẹo nhỏ từ Chuyên gia Guy Kawasaki – Người góp phần làm nên thành công của Apple. Ông cho rằng, các trang trình chiếu trên máy tính (slide) nên được chuẩn bị như sau:

Không nên chuẩn bị quá 10 slides

Không dài quá 20 phút

Sử dụng khổ chữ từ size 30 trở lên

Điều cuối cùng là quan trọng nhất. Bởi vì làm theo điều này sẽ giúp bạn tránh được việc “nhồi nhét” quá nhiều thông tin vào 1 slide.

Thật ra, mục đích của các tài liệu trình chiếu cũng chỉ để hỗ trợ cho người thuyết trình mà thôi. Một tài liệu tốt là khi nó trở nên vô dụng nếu thiếu đi người diễn giải. Hãy luôn chắc rằng bạn đã chuẩn bị sẵn cho mình những mảnh giấy nhắc nhỏ vừa lòng bàn tay để phòng khi “quên bài”. Tuy vậy, đừng để mất điểm khi cứ nhìn chăm chăm vào đó.

Nếu cần bổ sung thông tin quan trọng, bạn nên chuẩn bị các mẩu giấy nhỏ và phát cho mọi người.

6. Hãy là người kể chuyện thú vị

Những câu chuyện kể giúp thu hút sự chú ý và dễ dàng để ghi nhớ. Nếu bạn có thể lồng ghép các câu chuyện vào bài thuyết trình, các khán giả sẽ cảm thấy dễ đồng cảm và nhớ các vấn đề chính tốt hơn sau đó.

7. Đừng quên giọng nói

So với các yếu tố khác, giọng nói là yếu tố ít gây ảnh hưởng nhất. Chính vì vậy, bạn mới cần sự hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, một giọng nói rõ ràng và truyền cảm sẽ khiến người nghe dễ tiếp nhận hơn.

Khi đang thuyết trình, hãy nhấn nhá và điều chỉnh tốc độ nói cùng âm vực của bạn ở những điểm quan trọng mà khán giả cần ghi nhớ.

8. Hãy tận dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể cũng là một “phương tiện” giúp truyền tải hiệu quả các thông điệp của bạn đến người nghe. Khi thuyết trình, hãy thể hiện mình một con người cởi mở và tự tin. Bạn nên di chuyển chậm rãi quanh sân khấu và giữa người nghe để gia tăng sự tương tác.

Bạn tuyệt đối đừng nên khoanh tay trước ngực, vòng tay sau lưng hoặc cho tay vào túi… vì tất cả hành động này đều vô tình “tố giác” bạn là một người bảo thủ, rụt rè và thiếu tự tin vào phần thuyết trình của mình.

9. Thư giãn, hít thở sâu và tận hưởng

Nếu luôn “dọa” mình bằng ý nghĩ “Thuyết trình thật khó”, vậy bạn sẽ không thể bình tĩnh và thư giãn được.

Hãy biết cách tạo điểm dừng thông minh: Khi bạn lo lắng, nhịp tim của bạn sẽ tăng lên, tốc độ nói và âm vực nói của bạn cũng thay đổi. Việc này sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc nhấn trọng âm cũng như diễn đạt. Lúc này, 1 quảng nghỉ trong vài giây hoặc vài phút sẽ giúp bạn thoải mái hơn trước khi tiếp tục chủ đề thuyết trình của mình.

Một cách hiệu quả khác chính là tập trung vào nhịp thở khi trình bày. Hãy hít thở sâu, thật đều và chậm rãi. Đừng quên duy trì nhịp thở đều đặn trong suốt khoảng thời gian thuyết trình.

10. Đừng cố gắng cho mọi người thấy bạn có thể trả lời tất cả các câu hỏi

Rất ít người khi trình bày hay thuyết trình có thể công khai thừa nhận rằng họ thực sự không biết câu trả lời cho 1 câu hỏi nào đó. Vì điều này khiến họ cảm thấy quyền lực hoặc sức ảnh hưởng của mình có thể bị suy yếu. Tuy nhiên, vì tất cả chúng ta đều biết rằng, không ai có thể biết hết về mọi thứ. Chính vì vậy, đôi khi bạn thừa nhận bạn chưa sẵn sàng trả lời cho 1 vấn đề nào đó, việc làm này có thể cải thiện độ tin cậy của bạn. Nếu ai đó hỏi 1 câu hỏi mà bạn chưa biết, bạn hãy trả lời bạn không biết.

11. Biết từ chối khéo léo

Để buổi thuyết trình hiệu quả, bạn nên từ chối trả lời một số điều mang tính chất “kiêng kỵ” trong lần gặp đầu tiên hay ở hội thảo đông người. Chẳng hạn như các câu hỏi về chi phí, tài chính nói chung. Bạn nên biết cách “lái” những câu hỏi này, hoặc từ chối nhẹ nhàng, lịch sự.

Ví dụ: “Tôi e là chúng ta đề cập vấn đề này hơi sớm”, hay “Bản thân tôi cũng chưa nhận được quyết định cụ thể nào…”

12. Một số sai lầm cần tránh khi thuyết trình

  • Lạm dụng slide
  • Tác phong, tư thế không đàng hoàng, ăn mặc luộm thuộm
  • Thông điệp không hướng vào khán giả
  • Thiếu năng lượng
  • Nội dung rối rắm
  • Không truyền cảm hứng
  • Lẫn tránh ánh mắt của khán giả
  • Nói dông dài
  • Đứng yên như pho tượng
  • Không tạo được không khí phấn khích

Có rất nhiều cách để cải thiện kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông của bạn. Nhưng điều quan trọng là bạn cần có tinh thần cầu tiến, khắc phục các nhược điểm của mình. Đó mới là yếu tố quan trọng để trở thành một diễn giả chuyên nghiệp. Thuyết trình trước đám đông không phải là điều gì quá khó khăn. Hãy bình tĩnh, hít thở thật sâu, nhớ lại quá trình luyện tập thuyết trình của mình, tôi tin bài thuyết trình của bạn sẽ hiệu quả vô cùng. SureHCS chúc các bạn luôn thành công!

Bài viết liên quan:

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn