Lạc Việt sureHCS

Lạc Việt sureHCS

Lạc Việt sureHCS

Lạc Việt sureHCS

Created with Fabric.js 3.6.3
Tư vấn phần mềm quản trị nguồn nhân lực toàn diện

Lạc Việt sureHCS là “cánh tay phải đắc lực” của hơn 1000 doanh nghiệp tại Việt Nam từ năm 1995.

Hotline: 0901 55 50 63

Kỹ năng thuyết trình (P.3)- Luyện tập thuyết trình tranh luận

Luyện tập thuyết trình tranh luận

Ngoài việc chuẩn bị các kỹ năng thuyết trình, nội dung, cấu trúc bài thuyết trình cho đến Power point hình ảnh, video minh họa…..Bạn cũng cần đến sự luyện tập thuyết trình tranh luận để giúp bạn tự tin hơn và bớt run hơn khi đứng trước khán thính giả.

1. Về sự tự tin

  • Muốn tự tin các bạn có thể tập diễn và nói trước gương. Lưu ý tập trung vào khả năng diễn xuất của ngôn ngữ cơ thể là chính. Hoặc có thể nói trước mặt bạn bè, người thân để mọi người góp ý cho bạn.
  • Quay video bài diễn đó tự xem lại và nhờ bạn bè nhận xét từ đó rút kinh nghiệm.
  • Chịu khó cởi mở, chủ động làm quen, tham gia các hoạt động tập thể nhiều hơn. Từ đó giúp bạn tăng khả năng phản xạ trong các tình huống trước đám đông

2. Ngôn ngữ, giọng điệu và hình thể

  • Luyện tập giọng nói: Tiếng nói chuẩn là cần thiết, bạn cũng nên tập thở bằng bụng để cho hơi được dài. Thường xuyên đọc văn và hành văn để có lời nói hay, cũng cần phải tập sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau. Luyện cách lên và xuống giọng cũng như tạo những điểm nhấn để cho người nghe không bị nhàm chán. Không phải ai sinh ra cũng có giọng nói hay, nhưng nếu kiên trì tập luyện, giọng nói của bạn sẽ có sức lôi cuốn khán giả.
  • Sự rõ ràng: giọng điệu của bạn cần rõ, chậm, đủ nghe, tránh nói lắp bắp và lòng vòng, lan man. Sử dụng thành thạo phương tiện hỗ trợ để giúp người nghe hiểu hơn.
  • Các sử dụng ngôn từ
  • Luyện tập ngôn ngữ cơ thể sao cho chúng ăn khớp vào nhau
  • Tập dáng đứng, cách di chuyển, vị trí tay để không thấy chúng bị thừa thãi
  • Luyện tập cả nụ cười thân thiện, phù hợp với buổi nói chuyện
  • Tập cách chuyển vấn đề, từ phần này sang phần khác, từ ý này sang ý khác, cách truyền tải nội dung.
  • Luyện tập để dùng đúng các từ trong lúc nói. Nếu bạn không luyện tập rất có thể bạn sẽ không tìm được từ để diễn tả hoặc quên các từ cần dùng.
  • Ứng khẩu: Viết dàn bài ra giấy, tập nói nhiều lần, bạn sẽ luyện được khả năng hoạt ngôn.

3. Cách sử dụng công cụ hỗ trợ 

  • Luyện tập cách sử dụng những trang thiết bị hỗ trợ. Để trong khi thuyết trình không bị lúng túng làm mất đi sự tự tin của bạn.
  • Lựa chọn trang phục phù hợp để giúp bạn tự tin hơn khi thực hiện bài thuyết trình.

Hãy rèn luyện thói quen làm việc nghiêm túc. Nếu có thể hãy trình bày trước bạn bè, người thân để có được lời nhận xét chân thành nhất  sau khi thuyết trình. SureHCS hy vọng chuỗi kiến thức về thuyết trình giúp bạn có được buổi trình bày ý tưởng thật thành công với lãnh đạo.

Bài viết liên quan:

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn