Lạc Việt sureHCS

Lạc Việt sureHCS

Lạc Việt sureHCS

Created with Fabric.js 3.6.3
Tư vấn phần mềm quản trị nguồn nhân lực toàn diện

Lạc Việt sureHCS là “cánh tay phải đắc lực” của hơn 1000 doanh nghiệp tại Việt Nam từ năm 1995.

Hotline: 0901 55 50 63

Hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân lực

Hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân lực

Hiện nay cụm từ hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân lực là một cụm từ khá hot và được khá nhiều nhà quản lý nhân sự quan tâm. Để hiểu rõ bản chất và ứng dụng chính xác trong quản trị nguồn lực. Bài viết sau, SureHCS chia sẻ đến bạn những chi tiết về một vài hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân lực.

1. Hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân lực là gì?

Theo Wikipedia định nghĩa thì “hiệu ứng” là kết quả của sự thay đổi. Những sự thay đổi này do các yếu tố bên ngoài tác động và làm thay đổi bất kỳ bản chất, sự việc, quan điểm hoặc một suy nghĩ nào đó. Tương tự như vậy, hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân lực là những thay đổi trong suy nghĩ và hành vi của con người khi đối mặt với một sự kiện kích thích.

Tùy theo cách suy nghĩ và quan điểm của mỗi người tiếp nhận thông tin, mà bạn có thể biết hiệu ứng tâm lý là tốt hay xấu. Hiệu ứng tâm lý hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như: y tế, nhân sự, giáo dục, an ninh….vv

2. Một vài hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân lực

Dưới đây là tổng hợp một vài hiệu ứng tâm lý quản trị nhân lực nhà lãnh đạo cần biết:

2.1 Hiệu ứng: Lời tiên tri tự đúng

Hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân lực

Có thể  nói một cách nôm na lời tiên tri tự đúng  là một sự dự đoán nhưng lại mang đến kết quả đúng như lời tiên tri ban đầu nhờ tác động tích cực giữa niềm tin và hành động của chính bản thân của người đó.

Robert Rosenthal – Là một giáo sư tâm lý học người Mỹ gốc Đức. Ông đã từng làm thí nghiệm trên chuột với 2 nhóm. Nhóm A được cho là những con chuột nhanh nhẹn, hoạt bát và thông minh. Nhóm B là chuột bình thường, không nhanh nhẹn lắm nhưng cũng không hẳn là chậm. Vài tháng sau cuộc thí nghiệm, ông thực hiện một bài kiểm tra với thử thách vượt mê cung đối với 2 nhóm chuột này. Kết quả là những con chuột ở nhóm A hoạt động tốt hơn so với nhóm B khi thoát khỏi mê cung một cách nhanh chóng.

Qua các thí nghiệm trên, giáo sư Robert Rosenthal suy nghĩ liệu hiệu ứng lời tiên tri tự đúng này có xảy ra với loài người không? Vì vậy, ông quyết định tiến hành một cuộc thăm dò ở trường trung học. Ông chọn vài học sinh ngẫu nhiên trong một lớp bất kỳ. Sau đó, Ông nói với giáo viên chủ nhiệm của chúng rằng những học sinh mà ông lựa chọn là là những học sinh tài năng, rất thông minh, sáng suốt. Sau một thời gian, thật kỳ diệu khi những học sinh này lại có thành tích xếp hạng Top đầu của lớp

Qua 2 kết quả thí nghiệm của giáo sư Robert Rosenthal chúng ta có thể thấy được hiệu ứng lời tiên tri tự đúng này có tác động ám thị rất thần kỳ. Khi áp dụng điều này vào quản trị nhân lực, thì nó chỉ ra rằng nếu nhân sự nào đó có niềm tin hay chịu sự ám thị nào trong một khoản thời gian dài thì kết quả mang lại sẽ đúng như lời tiên tri.

2.2 Hiệu ứng Westerners

Hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân lực

Hiệu ứng Westerners hay còn gọi là hiệu ứng tâm lý thao túng người khác. Hiệu ứng này được phát hiện bởi các nhà tâm lý học Westerners. Thuật ngữ “thao túng tâm lý” có lẽ đã quen thuộc với nhiều người. Hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân lực này, ám chỉ việc nhân viên nhân sự bị ảnh hưởng tâm lý bởi một số sự kiện, ý kiến ​​hoặc hành động nào đó.

Hiệu ứng Westerners được minh họa bằng các câu chuyện ngụ ngôn. Trước cửa nhà ông lão thường có một đám trẻ con nô đùa suốt ngày. Vài ngày sau, ông vẫn thấy đám trẻ đến chơi, ông gọi lại và đưa cho mỗi đứa 10 đồng và nói: “Các cháu chơi vui quá, ông thấy mình như trẻ lại vậy và số tiền này là ông thưởng cho cháu”.  Bọn trẻ thấy thế nên rất vui , hôm sau lại đến chơi, nhưng ông chỉ cho năm đồng. Hôm sau chỉ còn 2 đồng nên bọn trẻ bảo: “Chơi cả ngày mệt lắm mà chỉ có 2 đồng ?”. Sau đó, bọn trẻ đi chơi ở một nơi cách xa nhà ông lão. 

Xuyên suốt câu chuyện này, ông lão đã thao túng tâm lý và hành vi của bọn trẻ. Ông đã biến mục tiêu chơi đùa của bọn trẻ thành một động lực khác là chơi đùa để được tiền.

2.3 Hiệu ứng thùng gỗ

Hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân lực

Hiệu ứng thùng gỗ là một hiệu ứng được phát minh và sáng lập bởi ông Peter. Khi nhìn vào thùng gỗ, bạn thấy nó được kết nối bằng những miếng gỗ dài ngắn khác nhau. Nhưng lượng nước mà nó có thể chứa lại được quyết định bởi thanh gỗ ngắn nhất.

Điều này có thể được giải thích trong nhiều lĩnh vực, trong đó có quản lý nguồn nhân lực. Và điều cần đặc biệt chú ý là làm như thế nào để tạo sự gắn kết giữa các nhân viên. Bằng cách chú ý đến từng khía cạnh, chẳng hạn như hiệu quả công việc, văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc,… sẽ có các hoạt động khác nhau được thực hiện để đạt được kết quả mong muốn. Chỉ cần bỏ lỡ một khía cạnh thôi sẽ khiến mọi thứ trở nên kém hoàn hảo.

Hoặc khi thực hiện đánh giá một nhân viên. Đừng chỉ nhìn vào mặt tích cực, mà kết luận rằng họ giỏi, tài năng và phù hợp với công ty. Để có được cái nhìn tổng quan nhất cần phải đánh giá, xem xét cả điểm yếu của nhân viên. Như trong ví dụ về cái thùng, khi một mảnh gỗ ngắn hơn so với các mảnh gỗ còn lại cũng có thể bị tràn nước.

2.4 Hiệu ứng bươm bướm

Hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân lực

Nghiên cứu cho thấy hiệu ứng cánh bướm có nghĩa là ngay cả những hành động có vẻ nhỏ nhặt cũng có thể gây ra hậu quả bất ngờ. Nó có thể thay đổi vận mệnh của một ai đó và thậm chí cả tương lai.

Hiệu ứng này được phát hiện bởi một giáo sư về khí tượng Edward Lorenz của MIT khi nghiên cứu thời tiết. Trong quá trình thu nhập dữ liệu, về những thay đổi nhỏ của biến số nhiệt độ và tốc độ gió khiến ông ngạc nhiên với kết quả thời tiết cuối cùng. Kể từ đó, Edward Lorenz đã có câu nói nổi tiếng: “Chỉ một cái vỗ cánh của con bướm ở Brazil cũng có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas.”

Trong hiệu ứng tâm lý quản trị nguồn nhân lực hiệu ứng cánh bướm cho các nhà lãnh đạo thấy rằng. Chỉ cần thay đổi điều nhỏ nhất theo hướng tích cực trong sự bền vững và kiên trì. Thì có thể mang lại sự cải thiện tinh thần của nhân viên. Ngược lại, nếu những thay đổi này là sai, thì ảnh hưởng tiêu cực là rất lớn.

2.5 Hiệu ứng năm con khỉ

Hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân lực

Trong một thí nghiệm, 5 con khỉ bị nhốt trong một cái chuồng cùng có thang và nải chuối. Khi bất kỳ con khỉ nào trèo lên thang, những con khỉ còn lại sẽ bị dội nước lạnh rồi đánh. Sau một thời gian, những con khỉ này đã tìm ra quy tắc rằng thà không có chuối còn hơn leo thang và bị đánh.

Thấy vậy, nhà khoa học nảy ra ý tưởng thay thế con khỉ cũ bằng một con mới. Thật bất ngờ, con khỉ mới này đã trèo lên thang để lấy một nải chuối ngay khi nó bước vào lồng và cuối cùng bị bao vây. Sau khi làm điều này nhiều lần, con khỉ mới biết rằng nó không trèo lên thang là sẽ không bị đánh. Và như vậy là, mọi thứ diễn ra tương tự như vậy cho đến khi cả 5 con khỉ được thay thế. 

Do đó, hiệu ứng năm con khỉ thường được áp dụng trong công việc. Nếu một nhân viên có ý kiến ​​khác và bị từ chối hoặc bác bỏ, nhân viên sẽ hình thành tâm lý “không được làm trái ý sếp”. Và tần suất lặp lại nhiều lần sẽ khiến họ bị thụ động, ngại thay đổi, không mang đến những sự sự bứt phá. Nhưng nếu nhân viên không đủ tài giỏi mà lại thích thể hiện bản thân thái quá, cố gắng tạo sự khác biệt nhưng kết quả lại đi lệch hướng thì rất có thể sẽ bị đào thải.

2.6 Hiệu ứng viên kẹo

Hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân lực

Hiệu ứng kẹo hay triết lý kẹo muốn nhắc nhở bạn rằng bạn hãy là một người tốt và hãy biết cách cho đi. Khi bạn cho ai đó một thứ gì có thể họ chỉ xem đó là điều tất nhiên hoặc là trách nhiệm của bạn. Họ sẽ không coi trọng và trân quý thứ mà bạn đang trao. Nhưng khi bạn ngừng cho đi hoặc giúp đỡ, họ sẽ nhanh chóng quay lưng lại và không ghi nhận những gì bạn đã làm trước đây.

Chẳng hạn, ở công ty bạn là nhân viên gương mẫu và chăm chỉ nhất trong bộ phận này, nhưng trong thâm tâm bạn chỉ đang cố gắng làm tốt nhất công việc có thể chứ không nghĩ nhiều hay ít. Nhưng đến một ngày bạn cảm thấy mệt mỏi khi phải “gánh team”, bạn cần người chia sẻ công việc thì lại nhận được kết quả sếp đánh giá thấp năng lực của bạn.

2.7 Hiệu ứng quá giới hạn

Hiệu ứng quá giới hạn là một trạng thái tiêu cực. Nó cho thấy rằng một điều gì đó quá mức hoặc bị kích thích quá nhiều cũng không tốt. Hiệu ứng này được phát hiện bởi Mark Twain, một nhà văn, nhà diễn thuyết khá nổi tiếng của Mỹ.  Ban đầu, khi nghe bài giảng của mục sư, ông nghĩ rằng nó rất hay và muốn quyên góp tiền cho tổ chức từ thiện. Nhưng sau đó, càng nghe nhiều ông càng mất kiên nhẫn và không thực hiện việc quyên góp nữa.

Ví dụ này là minh chứng cho cái được gọi là hiệu ứng giới hạn. Nó được hiểu rằng thời gian tiếp xúc với kích thích quá mức có thể dẫn đến tiêu cực, tâm lý cực kỳ khó chịu và sẽ sản sinh ra những hành động phản kháng.

Với một vài chia sẻ trên SureHCS hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin về. Tùy vào từng môi trường, văn hóa và định hướng của mỗi doanh nghiệp mà có những hiệu ứng khác nhau. Việc ứng dụng đúng những hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân lực sẽ giúp doanh nghiệp gây dựng được sự gắn kết và nguồn lực tốt hơn.

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn