Đánh giá tính hiệu quả công việc của nhân viên bằng việc áp dụng KPI là một phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay của các nhà quản lý. Tùy vào từng phòng ban bộ phận và tính chất công việc sẽ có những mẫu đánh giá KPI khác nhau. Trong bài viết này SureHCS sẽ tập hợp tất cả các mẫu đánh giá KPI cho nhân viên hành chính được sử dụng hiệu quả nhất hiện nay.
Mẫu đánh giá KPI là gì?
KPI là từ viết tắt của Key Performance Indicator – Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, đo lường hiệu suất thông qua các số liệu, tỷ lệ và chỉ tiêu cụ thể.
Mẫu đánh giá KPI là File tập hợp các chỉ số khác nhau của một công việc cụ thể được gửi cho nhân viên vào cuối mỗi tháng, mỗi quý và mỗi năm. Mẫu KPI của nhân viên cấp quản lý cũng sẽ khác với nhân viên thường như tập trung nhiều vào hiệu suất doanh nghiệp hơn là kết quả làm việc như bán hàng, số lượng ứng viên, …
Có hai loại KPI cơ bản:
- KPI mang tính chiến lược: Đây là những mục tiêu tác động trực tiếp tới định hướng phát triển của Công ty trong hiện tại và tương lai như lợi nhuận, mở rộng thị trường, …
- KPI mang tính chiến thuật: Là những KPI dành cho cấp nhân viên, thực hiện các công việc nhỏ để hoàn thành được KPI chiến lược.
Tại sao phải sử dụng mẫu đánh giá này?
Việc áp dụng KPI trong công việc đem lại rất nhiều lợi ích đối với sự vận hành và phát triển của một Doanh nghiệp:
- Sử dụng mẫu đánh giá KPI tạo ra tinh thần trách nhiệm cao với những công việc được giao phó.
- Sử dụng mẫu đánh giá giúp các nhà quản lý nắm rõ được hiệu quả công việc của từng nhân viên cụ thể. Từ đó, dễ dàng đưa ra các quyết định công bằng về tăng lương, thưởng hay tiến hành đào tạo thêm cho nhân viên.
- Những chỉ số trong mẫu đánh giá có tính chất định lượng cụ thể, điều này giúp nâng cao hiệu quả công việc.
Nội dung trong mẫu đánh giá KPI
Tùy vào từng phòng ban bộ phận và từng Công ty cụ thể mà nội dung trong mẫu đánh giá KPI cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, chung quy lại thì các mẫu đánh giá sẽ có những nội dung tiêu biểu như sau:
Tiêu chí đánh giá công việc
Đây là nội dung cần có trong mẫu đánh giá KPI. Những tiêu chí này sẽ được thay đổi tùy vào từng vị trí và phòng ban.
Những tiêu chí này cấp quản lý sẽ phải xác định rõ ràng và phù hợp ngay từ đầu cho từng vị trí nhân viên.
Một số tiêu chí thường thấy như doanh thu, số lượng đơn hàng, khách hàng mới đối với nhân viên kinh doanh. Hoặc số lượng ứng viên đối với nhân viên tuyển dụng, …
Mục tiêu cần đạt được
Với từng tiêu chí đánh giá là các mục tiêu cần đạt sẽ được thiết lập song song. Thường những mục tiêu này được xây dựng trên nguyên tắc SMART.
Specific: Mục tiêu cần cụ thể rõ ràng
Measurable: Mục tiêu là con số cụ thể và đo lường được
Achievable: Mục tiêu phù hợp với năng lực nhân viên, có thể đạt được. Tránh việc đưa ra mục tiêu quá cao hoặc quá thấp.
Time-bound: Thời gian đạt mục tiêu cụ thể và được nhân viên nắm bắt, hiểu rõ.
Các trọng số và điểm số đánh giá
Điểm trọng số = Điểm chưa hệ số x Trọng số
Điểm chưa hệ số là điểm được quy đổi từ kết quả đạt được khi so sánh với mục tiêu quản lý đề ra.
Trọng số là những thang đo được quản lý đề ra từ thấp đến cao tương ứng với mức độ quan trọng của từng mục tiêu.
Điểm KPI đạt được
Điểm KPI = Tổng điểm trọng số/Tổng trọng số.
>>> Xem chi tiết: Cách tính KPI cho nhân viên các phòng ban bộ phận chi tiết
Tổng hợp các mẫu đánh giá KPI cho các phòng ban bộ phận
Dưới đây là tổng hợp tất cả các mẫu đánh giá KPI cho nhân viên hành chính lựa chọn để áp dụng cho từng phòng ban bộ phận cụ thể.
Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh, Sale
Những tiêu chí trong mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh:
- Doanh thu bán hàng
- Tỷ suất lợi nhuận
- Doanh thu mục tiêu
- Tỷ lệ chốt đơn hàng
- Số lượng ra đơn mỗi tháng
- Giá trị đơn hàng trung bình đạt được
- Thời lượng cuộc gọi mỗi tháng
Mẫu KPI cho SEO
SEO là công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm giúp doanh nghiệp xuất hiện nhiều hơn, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Các tiêu chí cần có:
- Lượng Traffic
- Thời gian trung bình trên site
- Thứ hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm
- Lượng khách hàng mới truy cập
KPI đánh giá cho phòng hành chính nhân sự
Khác với những bộ phận trên, mẫu đánh giá KPI cho phòng hành chính nhân sự chứa nhiều yếu tố liên quan đến con người, các phúc lợi nhân viên:
- Bảo hiểm lao động
- Số lượng ứng viên
- Chi phí nhân sự
- Tài sản doanh nghiệp
- Truyền thông nội bộ
KPI cho bộ phận Marketing
Được xem là bộ phận sáng tạo năng động nhất của Doanh nghiệp với những tiêu chí đánh giá như:
- Ngân sách dành cho quảng cáo
- Tỷ lệ tương tác chuyển đổi qua các chiến dịch quảng cáo truyền thông
- Số lượng khách hàng inbox fanpage
- Số lượng like, share bài post
- Tỷ lệ nhận biết thương hiệu trên các kênh truyền thông.
Mẫu đánh giá KPI cho bộ phận tài chính
Những tiêu chí đánh giá dành cho bộ phận tài chính như doanh thu, lợi nhuận trước thuế, sau thuế, vốn lưu động, cố định và các chi phí phát sinh trong kỳ.
Surehcs đã tổng hợp đầy đủ và chi tiết mẫu đánh giá KPI của phòng ban bộ phận trong Công ty. Hy vọng những thông tin trên giúp doanh nghiệp quản lý nhân sự một cách hiệu quả nhất góp phần tăng trưởng đem về nhiều lợi nhuận.
>> Tham khảo: