Nguồn nhân lực chất lượng, gắn kết lâu dài và sẵn sàng hoàn thành tốt các mục tiêu là đều mà bất kỳ một nhà doanh nghiệp nào cũng cần. Trong đó tạo động lực cho nhân viên là một yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp sở hữu nguồn lực như mong muốn. Bài viết sau sẽ gợi ý những cách tạo động lực cho nhân viên mà nhà quản lý có thể tham khảo:
1. Khen ngợi, khuyến khích sự nỗ lực của nhân viên
Việc khen ngợi nhân viên về hiệu quả công việc ngay cả khi họ mới làm được 1 nữa cũng là 1 cách để nhân viên thấy được sự trân trọng và được công nhận về nỗ lực mà họ bỏ ra. Việc khen ngợi, tuyên dương và khuyến khích sẽ tạo động lực cho nhân viên rất nhiều. Bên cạnh việc khen ngợi doanh nghiệp cũng cần trao tặng các phần thưởng tháng để khuyến khích như: các món quà gift coupon, điểm thưởng quy đổi thành các voucher mua hàng… Chỉ bằng những hình thức đơn giản này nhưng thực sự mang lại hiệu quả cao, tạo động lực nhân viên làm việc tốt hơn, góp phần tối ưu hiệu suất lao động.
2. Ghi nhận những nhân viên xứng đáng
Theo một số khảo sát thì các vấn đề liên quan đến lương thưởng chiếm 25% trong khi sự công nhận lại lên đến 17% tác động đến động lực của nhân viên. Ai trong chúng ta cũng mong muốn người khác ngưỡng mộ về những gì mình đạt được. Vì vậy việc ghi nhận những gì mà nhân viên làm được sẽ làm họ có thêm động lực và sự cố gắng để lần sau làm tốt hơn. Hãy ghi nhận công lao, hãy khen đúng lúc đúng người và đúng thời điểm… để nhân viên cảm thấy mọi việc họ làm có ý nghĩa.
3. Chế độ đãi ngộ nhân viên công bằng
Xem thêm: Quản lý Hồ sơ nhân viên-Chấm công-Tính lương-Thuế TNCN-Bảo hiểm.
Xây dựng các chế độ lương thưởng tùy theo năng lực, cũng như các khoản thêm cho các công việc ngoài giờ. Để nhân viên xác định rõ mục tiêu về thu nhập và tự tạo động lực, kế hoạch cho riêng mình để đạt mục tiêu đó.
4. Đào tạo, nâng cao trình độ và kỹ năng cho nhân viên
Cách tốt nhất để tạo động lực cho nhân viên là không ngừng đào tạo trang bị thêm các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mới cho nhân viên. Việc này không chỉ giúp nhân viên hoàn thành công việc được tốt hơn mà còn giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài. Doanh nghiệp cần cân nhắc và lựa chọn những nhân viên ưu tú để đào tạo tránh lãng phí tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.
5. Xây dựng, tạo sự tin tưởng cho nhân viên
Lòng tự trọng của con người tương đối cao vì vậy nếu doanh nghiệp không tin tưởng nhân viên của mình họ sẽ dễ rơi vào trạng thái tự ái, chán nản và đương nhiên hiệu quả công việc cũng sẽ không tốt. Doanh nghiệp cần phải cho nhân viên thấy họ được tin tưởng, cũng như doanh nghiệp chịu trách nhiệm với mọi lời nói và giải thích để nhân viên của mình không thất vọng. Niềm tin sẽ được xây dựng nhanh chóng nếu doanh nghiệp làm mọi việc tốt nhất có thể.
6. Tạo môi trường làm việc lý tưởng, năng động
Làm việc trong môi trường áp lực căng thẳng lâu dài sẽ dễ dẫn đến sự chán nản trong nhân viên. Do đó doanh nghiệp cần tạo ra những hoạt động giải trí chẳng hạn như: các trò chơi giữa giờ, tổ chức buổi happy hour, tặng quà nhân dịp sinh nhật, trang trí lại văn phòng nơi làm việc tạo không gian thoải mái …giúp nhân viên giải tỏa căng thẳng, tạo sự hứng khởi, kích thích sự sáng tạo, thúc đẩy nhân viên tập trung tinh thần làm việc tốt hơn.
7. Phân quyền cho nhân viên
Cho phép nhân viên tự đưa ra các quyết định và chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quyền hạn của nhân viên đó. Như vậy, khi được phân quyền nhân viên sẽ có cơ hội phát huy tài năng, năng lực và trách nhiệm vai trò đối với công việc được giao. Việc trao quyền này dựa trên sự tin tưởng nhân viên cũng như doanh nghiệp chấp nhận với rủi ro không may đem lại. Do đó các nhân viên lựa chọn gửi gắm thường là những nhân viên ưu tú, có tiềm năng. Đây cũng là cách tạo động lực cho nhân viên chuyên nghiệp và hiệu quả.
8. Lắng nghe nhân viên
Lăng nghe ý kiến, giãi bày của nhân viên trong công việc, đưa ra các giải pháp phù hợp giúp họ tháo gỡ các nút thắt, thúc đẩy công việc được tốt hơn. Việc lắng nghe và tôn trọng các ý kiến, yêu cầu của nhân viên không chỉ giúp tạo động lực còn làm tăng hiệu quả làm việc nhóm, xây dựng mối quan hệ hòa đồng, tin tưởng giữa nhân viên và doanh nghiệp.
9. Đưa ra những phản hồi hữu ích
Xem thêm: Hệ thống Phân tích dữ liệu Nguồn Nhân lực tuỳ biến
Doanh nghiệp cần biết cách đưa ra những phản hồi, nhận xét 1 cách khéo léo để nhân viên vừa thấy mặt thiếu sót yếu kém, vừa lấy đó như là lời chỉ bảo để nhân viên phát huy khả năng của mình. Đừng vội chỉ trích vào khuyết điểm, cần đưa ra những lời nhận xét tích cực lấy những sai lầm làm mục tiêu làm việc. Đối với nhân viên làm tốt công việc của mình đừng ngại đưa ra lời khen, khuyến khích để họ có thêm động lực làm việc tốt hơn.
Những cách tạo động lực cho nhân viên ở trên không chỉ thúc đẩy năng suất lao động tại Doanh nghiệp. Mà còn trở thành một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài. Với 09 cách tạo động lực cho nhân viên mà SureHCS cung cấp ở trên, doanh nghiệp sẽ có được chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả.
Bài viết tham khảo:
- Bản đồ chiến lược nhân sự công cụ cho quản trị nguồn lực
- 05 Lưu ý để đánh giá nhân viên cuối năm hiệu quả hơn
- 10 mô hình quản lý nhân sự hiệu quả năm 2021
- 4 mẫu kế hoạch đào tạo nhân sự cho doanh nghiệp
- Bộ 12 tài liệu đánh giá năng lực nhân viên
- Kỹ năng Quản lý stress (Stress Management Skill) – Từ điển năng lực