Tuyển dụng vẫn luôn được coi là một “bài toán khó” mà ít doanh nghiệp (DN) có lời giải chính xác. Theo các chuyên gia nhân sự hàng đầu, để giải bài toán này, bước đầu tiên nhà tuyển dụng cần làm là xây dựng một kế hoạch tuyển dụng nhân sự tốt.
Vậy kế hoạch tuyển dụng là gì? Như thế nào là một kế hoạch tuyển dụng tốt ? và DN cần làm gì để xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự bài bản cho năm 2023? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Xu hướng tuyển dụng 2023: Chặt chẽ, khó khăn hơn trước
Trong năm 2022, thị trường lao động Việt Nam đã có sự biến động lớn khi phải đối mặt với vô vàn khó khăn như lạm phát, suy thoái, khủng hoảng. Các doanh nghiệp trở nên thận trọng và làn sóng “cắt giảm nhân sự” đã gây hoang mang cho biết bao người lao động.
Theo đại diện nhiều công ty, xu hướng tuyển dụng nhân sự năm 2023 sẽ chặt chẽ hơn, không còn tuyển dụng ồ ạt để hạn chế chi phí và thời gian đào tạo. Điều này đòi hỏi các DN cần có sự thấu hiểu thị trường sâu sắc cùng một kế hoạch tuyển dụng nhân sự tốt kịp thích nghi với thị trường hiện nay.
2. Kế hoạch tuyển dụng là gì? Như thế nào là một kế hoạch tuyển dụng nhân sự tốt hoàn hảo?
Theo Talent Lyft, kế hoạch tuyển dụng nhân sự đề cập đến một chiến lược được thiết kế để tuyển dụng nhân viên cho DN.
Một kế hoạch tuyển dụng không chỉ là tập hợp khô khan của những con số mà cần đưa ra được cái nhìn tổng quan và bao quát nhất về những thông tin tuyển dụng trong tương lai của DN, bao gồm: tổng số nhân sự cần tuyển; vị trí tuyển dụng theo từng phòng ban; thời gian tuyển dụng dự kiến và ngân sách dành cho các đợt tuyển dụng này.
Tất cả các thông tin của kế hoạch tuyển dụng cần được lập dựa trên sự tổng hợp nhu cầu tuyển dụng từ các bộ phận trong công ty và được phê duyệt của ban lãnh đạo.
3. Tính cần thiết khi xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự
Hiện nay, nhiều DN tiến hành tuyển dụng nhân sự một cách rất ngẫu hứng. Chỉ cần “cảm thấy” cần tuyển thêm nhân sự; công ty sẵn sàng đăng tuyển mà không chuẩn bị kỹ tiêu chuẩn lựa chọn ứng viên; công việc nhân viên mới phải làm; cách phối hợp làm việc với đồng nghiệp như thế nào,…
Hệ quả là nhân viên mới không biết cách thể hiện năng lực ra sao; bản thân DN cũng “đau đầu” trong việc tối ưu hóa hiệu quả công việc. Thậm chí, trong nhiều trường hợp còn gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, phải sa thải người này và để rồi lại phải tuyển người mới.
Trong thực tế, những kế hoạch tuyển dụng nhân sự sơ sài với phần mô tả công việc nghèo nàn sẽ chỉ thu về những nhân viên tầm trung hoặc dưới trung bình – những người đang tuyệt vọng tìm kiếm việc làm. Để không tuyển dụng một cách mơ hồ; để tiếp cận được ứng viên xuất sắc – những người có năng lực thực sự; tính cam kết cao; việc xây dựng một kế hoạch tuyển dụng bài bản là vô cùng cần thiết.
4. Thời điểm “then chốt” để lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự
Tháng 11 – 12 cuối năm chính là thời điểm “vàng” để lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự năm sau cho công ty.
5. Các bước lập kế hoạch tuyển dụng chi tiết
Để thực hiện được một đợt tuyển dụng thành công, bộ phận tuyển dụng nhân sự phải nghiên cứu rất nhiều khía cạnh. Từ nhu cầu số lượng tuyển và vị trí công tác; kênh đăng tuyển; bố trí thời gian, địa điểm, bộ câu hỏi phỏng vấn; cân nhắc phúc lợi,… Nếu không có kế hoạch tuyển dụng, bạn sẽ rơi vào vào tình trạng “bội thực” thông tin, không biết nên bắt đầu từ đâu.
Hãy sử dụng SureHCS – phần mềm quản lý tuyển dụng chuyên nghiệp giúp bạn lên
Với 5 bước lập kế hoạch tuyển dụng chi tiết dưới đây, bạn sẽ có thể sớm trình sếp bản kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho năm 2021.
Bước 1: Tìm hiểu kỹ nhu cầu nhân lực
Việc dự trù nhân sự cần tuyển dụng phải phụ thuộc vào các phòng ban trong công ty dựa trên các yếu tố như việc phát triển, mở rộng kinh doanh, dự kiến thay thế nhân sự hay các yếu khác của phòng. Tuy nhiên, việc thẩm định, nắm bắt yêu cầu chi tiết và lên kế hoạch thì phải là của phòng nhân sự/ bộ phận tuyển dụng.
- Tổng hợp nhu cầu tuyển dụng nhân sự từ các trưởng bộ phận/ phòng ban.
- Họp bàn phân tích và làm rõ nhu cầu cần tuyển dụng: chi tiết mục đích, thời gian, số lượng, mô tả công việc, chế độ lương thưởng, các yêu cầu với nhân sự cần tuyển,…
- Phân tích rõ nguồn lao động thời vụ, dự trù hay chính thức. Chú ý đến các vấn đề nhân viên hết hạn hợp đồng, nhân viên thai sản để có kế hoạch cụ thể.
Một kế hoạch tuyển dụng nhân sự hoàn hảo không chỉ rõ ràng về con số mà nó phải “ăn khớp nhịp nhàng” tới mục tiêu kinh doanh của DN. Để đưa ra dự báo nhu cầu nhân lực một cách chính xác và “ăn khớp” nhất, bạn cần nắm:
- DN mong muốn đạt được mục tiêu gì trong năm sau?
- Những hoạt động cần thiết để hoàn thành mục tiêu đó?
- Sản phẩm hoặc dịch vụ “core” của doanh nghiệp?
- Quy mô dự án như thế nào?
- Kế hoạch truyền thông ra sao?
Dựa trên những thông tin và dữ liệu đang có, xác định nhu cầu nhân lực của DN, gồm:
- Số lượng: bao nhiêu nhân viên cho từng vị trí công việc?
- Chất lượng: chuyên môn, những kỹ năng cần thiết cho vị trí này?
- Thời gian: Khi nào cần?
Ví dụ:
Một nhân viên Sales hiện tại mang lại doanh thu 500.000.000 VNĐ/ năm thì bạn sẽ cần đến 8 nhân viên với trình độ tương đương để đạt được mục tiêu kinh doanh là 4 tỷ/ năm. Bạn có thể tuyển thêm người để quản lý cho nhóm này. Thời gian tuyển họ là 2 tháng.
Bước 2: Đánh giá khách quan thực trạng nhân sự của DN
Bước tiếp theo của việc lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự là xem xét mình đang ở đâu, mình đang gặp vấn đề gì.
- Công ty của bạn có những ai?
- Họ đang làm gì?
- Họ đã có thực sự là người phù hợp với vị trí công việc đó?
Hãy hình dung rằng công ty của bạn hoạt động giống như một bộ đồ chơi xếp hình. Phải có đầy đủ các mảnh ghép. Các mảnh ghép bù khuyết cho nhau, và không trùng, hoặc chồng chéo lên nhau. Để hoàn thành trò chơi, bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kiểm tra lại toàn bộ những mảnh ghép mình đang có trong tay và phác họa nên hình dáng của những mảnh ghép tiếp theo.
Song song với việc đánh giá, nhân sự cũng nên nhìn nhận lại về chế độ đãi ngộ, chính sách quản lý hay văn hóa doanh nghiệp. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động về tình hình nhân sự trong công ty, vậy nên là nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, bạn cần phải có sự thẳng thắn và mạnh dạn đưa ra những hướng đi mới mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp của mình.
Bước 3: Đề xuất tăng/ giảm nhân sự
Sau khi đã phân tích, bạn đã có trong tay những dữ liệu cần thiết để xác định liệu nhân lực đang dư thừa hay thiếu hụt. Từ đó đưa ra được phương án bổ sung, cắt giảm chuẩn xác nhất.
Bước 4: Lên kế hoạch để thực hiện
Một kế hoạch tuyển dụng chi tiết sẽ bao gồm những thông tin chính yếu như sau:
- Kế hoạch tuyển dụng nhân viên: Số lượng tuyển; các vị trí cần tuyển dụng; mô tả nhiệm vụ từng vị trí; mức lương dự kiến; thời gian tuyển dụng dự kiến; hình thức tuyển dụng; dự trù kinh phí.
- Phương án tái cơ cấu nhân sự: Phân bổ; sắp xếp lại nhân sự thuộc các phòng ban phù hợp với năng lực; kinh nghiệm; trách nhiệm.
- Kế hoạch đề bạt và luân chuyển nhân sự: Hãy đưa ra căn cứ; tiêu chí cụ thể.
- Đề xuất cắt giảm nhân sự: Đưa ra cơ sở rõ ràng để tránh xảy ra kiện tụng; tranh chấp giữa DN và người lao động.
Bước 5: Đánh giá, hiệu chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tế
Do kế hoạch dài hạn nên việc điều chỉnh kế hoạch là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên cần dựa trên phân tích thực tế và vẫn phải đảm bảo yếu tố phát triển của DN. DN cần phải xem xét việc thực hiện đã đem lại hiệu quả gì; điểm cần phát huy và chỉnh sửa:
- Xác định những sai lệch giữa mục tiêu đã vạch ra với quá trình thực hiện kế hoạch bằng con số
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các sai lệch đó
- Đề xuất các giải pháp điều chỉnh và hoàn thiện
Sau khi hoạch định nguồn nhân lực cần thiết trong tương lai; nên khẩn trương tìm kiếm nguồn nhân lực này để đảm bảo có sẵn khi cần. DN nên tận dụng những phản hồi để phân tích và tối ưu hóa kế hoạch cho phù hợp ví dụ như gửi những bản khảo sát ẩn danh cho nhân viên mới để nhận phản hồi về buổi phỏng vấn hoặc cả quá trình tham gia dự tuyển.
Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng có thể phân tích những số liệu quan trọng như turnover rate; tỷ lệ doanh thu sớm; chất lượng của kỳ tuyển dụng từ đó rút ra cách tối ưu hóa kế hoạch ngay cả khi chúng biến động theo thời gian.
Theo nguồn https://insider.tophr.vn/
Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng. Nhà tuyển dụng cần đầu tư thêm công cụ hỗ trợ thu hút nhân tài về với đơn vị mình. Phần mềm quản lý tuyển dụng (SureHCS for Talent Acquisition-Giải pháp Tuyển chọn Nhân tài) hỗ trợ DN giải quyết các bài toán trên. Là phần mềm quản lý tuyển dụng giúp DN thực hiện xuyên suốt các hoạt động tuyển dụng. Chi tiết xin vui lòng liên hệ:
- Trung tâm Giải pháp Doanh nghiệp (BSC) – Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt
- Website: https://surehcs.com/ – Email: [email protected] – Hotline: 0901.555.063
Bài viết tham khảo: