Lạc Việt sureHCS

Lạc Việt sureHCS

Created with Fabric.js 3.6.3
Tư vấn phần mềm quản trị nguồn nhân lực toàn diện

Lạc Việt sureHCS là “cánh tay phải đắc lực” của hơn 1000 doanh nghiệp tại Việt Nam từ năm 1995.

Hotline: 0901 55 50 63

Bộ luật lao động mới nhất quy định về lương thưởng

7 Thay đổi quy định chi trả lương-thưởng trong Bộ luật lao động mới nhất có hiệu lực ngày 01/01/2021

 7 điểm thay đổi, bổ sung về chi trả lương-thưởng trong Bộ luật lao động mới nhất:
Bộ luật lao động mới nhất quy định về lương thưởng
Bộ luật lao động mới nhất quy định về lương thưởng

Bộ luật lao động mới nhất với nội dung chi tiết:

1. Cấm buộc người lao động làm việc để trả nợ

 

Điều 17 của Bộ luật lao động mới nhất liệt kê một số hành vi NSDLĐ  không được làm khi giao kết và trong quá trình thực hiện HĐLĐ.

Những hành vi quy định tại Bộ luật 2012 như: giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ hay yêu cầu NLĐ thực hiện bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện HĐLĐ, Bộ luật lao động mới nhất đã bổ sung thêm hành vi buộc NLĐ thực hiện HĐLĐ để trả nợ cho mình.

2. Doanh nghiệp tự xây dựng Thang Bảng lương

Để phù hợp với tình hình SXKD của đơn vị, DN trong việc trả lương- thưởng sẽ không áp dụng các quy định như:

– “lương tối thiểu ngành” mức lương tối thiểu sẽ được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng và giờ.

– “nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định”.

3. Có thể thưởng cho người lao động bằng hiện vật hoặc hình thức khác

 

Tại Điều 104, Bộ luật lao động mới nhất quy định về “Thưởng” thay vì “Tiền thưởng” như Bộ luật cũ.

Thưởng có thể là tiền, tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà NSDLĐ thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả SXKD, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ

Bộ luật mới đã mở rộng khái niệm “thưởng”, không chỉ bằng tiền mà bằng tài sản, hiện vật, các hình thức khác như chuyến du lịch, phiếu mua hàng… Điều này là phù hợp với thực tế tại các DN hiện nay.

4. Trả lương qua ngân hàng, công ty phải trả phí mở tài khoản

 

Nếu Bộ luật lao động 2012 quy định khi trả lương qua tài khoản, NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận về các loại phí liên quan đến việc mở và duy trì tài khoản (khoản 2 Điều 94).

Thì tại khoản 2 Điều 96, Bộ luật mới bắt buộc NSDLĐ phải trả các phí liên quan đến mở và chuyển lương

5. Khi trả lương phải gửi bảng kê cho người lao động

 

Bộ luật lao động năm 2019 đã bổ sung quy định mới về việc trả lương và hình thức trả lương của NSDLĐ nhằm minh bạch tiền lương của NLĐ.

Tại khoản 3 Điều 95 Bộ luật này: “Mỗi lần trả lương, NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương cho NLĐ, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)”.

Về hình thức trả lương được quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019

“1. NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng.

Nếu trả lương qua tài khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng. NSDLĐ phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.”

6. Cấm ép người lao động dùng lương để mua hàng hóa, dịch vụ của công ty

 

Đây cũng là một quy định mới được nêu tại Điều 94 của Bộ luật Lao động 2019. Theo đó:

– NSDLĐ không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của NLĐ;

– Không được ép buộc NLĐ chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa; sử dụng dịch vụ của NSDLĐ hoặc của đơn vị khác mà NSDLĐ chỉ định

Không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của NLĐ

7. Người lao động được ủy quyền cho người khác nhận lương

 

Trước đây việc uỷ quyền nhận lương của NLĐ không được quy định tại Bộ luật Lao động 2012. Tại khoản 1 Điều 94 Bộ luật mới thì: “NSDLĐ phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho NLĐ. Trường hợp NLĐ không thể nhận lương trực tiếp thì NSDLĐ có thể trả lương cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp

Khách hàng có thể xem file tổng hợp các điểm thay đổi Bộ luật lao động mới nhất mà bộ phận Chăm sóc Khách hàng của sureHCS đã tổng hợp TẠI ĐÂY

Các bài viết liên quan:

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn